Đồng hồ đo áp suất khí nén là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống khí nén. Tuy đây là dụng cụ đo lường phổ biến, rất thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mẫu đồng hồ đo áp suất hơi khí nén này. Để hiểu hơn về công năng, cách sử dụng và bảo quản chúng đúng cách, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thiết bị này trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Đồng hồ đo áp suất khí nén là gì?
Khí nén là không khí có sẵn trong tự nhiên được nén lại bởi những phương pháp chuyên biệt ở áp suất cực lớn 3000psi, 3600psi. Hệ thống khí nén là phương tiện quan trọng để truyền năng lượng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực: công nghiệp khai khoáng, y tế, chế biến thực phẩm… Trong đó, một bộ phận không thể thiếu của hệ thống khí nén là các dòng đồng hồ đo áp suất.
Định nghĩa về đồ hồ đo áp suất khí nén
Đồng hồ áp suất khí nén (áp kế khí nén) là thiết bị đo lường được đặt trong các hệ thống khí nén với mục đích đo và thông báo mức áp suất của hơi, khí tại thời điểm đo.
Trong cùng một hệ thống khí nén, có thể có nhiều mẫu đồng hồ như vậy được đặt tại các vị trí khác nhau. Điều này phần nào cho thấy tầm quan trọng của thiết bị này đối với cả hệ thống. Mặc dù không phải là thiết bị chính nhưng đây lại là công cụ không thể thiếu đối với mọi thiết kế khí nén khi vận hành.
Đồng hồ đo áp suất dùng để làm gì?
Đồng hồ hơi khí nén là thiết bị dùng để đo áp suất, cung cấp thông số về áp suất một cách chính xác tại thời điểm kiểm tra. Chúng giúp người vận hành nắm bắt được tình trạng lưu chất bên trong đường ống có ổn định hay không. Từ đó, dễ dàng kiểm soát quá trình hoạt động và đưa ra các điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hệ thống được vận hành an toàn.
Về lâu dài, sử dụng đồng hồ đo áp suất khí nén còn giúp bảo vệ đường ống. Hạn chế việc hệ thống bị tăng áp đột ngột, tụt áp hay giảm áp bất thường, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Với những vai trò vô cùng quan trọng như vậy, thiết bị này được ứng dụng rộng rãi với rất nhiều mục đích. Từ hoạt động kiểm tra áp suất lốp cho đến hệ thống khí nén tại các nhà máy chế biến thực phẩm hay hoạt động của các máy nén khí trong công nghiệp.
Cấu tạo chung của đồng hồ đo áp suất
Các mẫu đồng hồ đo áp suất khí nén có cấu tạo khác nhau tùy theo chủng loại. Tuy nhiên, tựu chung lại, chúng vẫn có các bộ phận chính bao gồm:
- Thân đồng hồ: Là bộ phận bao bọc bên ngoài của đồng hồ đo áp suất, thường được làm từ các chất liệu: inox 304/316, vỏ thép mạ crom, đồng, thép. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ các chi tiết nhỏ bên trong.
- Mặt đồng hồ: Được làm bằng chất liệu thủy tinh cường lực hoặc nhựa mica, ở một vài dòng đồng hồ hơi khí nén cao cấp còn được làm bằng kính chống vỡ để tăng độ bền. Mặt đồng hồ giúp bảo vệ mặt hiển thị và hệ thống kim báo.
- Mặt hiển thị: Là chi tiết chứa thang đo, các vạch đo và thông số đo đạc tương ứng với mỗi thiết kế đồng hồ.
- Ống chứa áp suất (ống bourdon): Dần truyền cho lưu chất cần đo đi vào.
- Kim đo: Kim của đồng hồ áp suất khí nén được gắn với động cơ bên trong. Khi kim chuyển động sẽ hiển thị chính xác số đo áp lực khí của khí nén trong đường ống. Kim đo được lắp ráp thông minh nhằm hạn chế rung kim, gây sai sót khi đo.
- Bộ chuyển động: Đóng vai trò như một động cơ chính có khả năng đo đạc và “phát tín hiệu” cho kim đo hoạt động.
- Chân đồng hồ: Là vị trí tiếp xúc để kết nối đồng hồ với đường ống của hệ thống khí nén cần đo lường.
Phân loại đồng hồ đo áp suất hơi khí nén hiện nay trên thị trường
Việc nắm bắt thiết bị này theo các chủng loại sẽ giúp bạn dễ so sánh khi chọn mua. Đồng hồ đo áp suất khí nén được phân loại dựa trên một số tiêu chí sau đây:
Phân loại đồng hồ đo áp suất khí nén theo đặc điểm của mặt đồng hồ
Dựa theo đặc điểm của mặt đồng hồ áp suất khí nén mà người ta phân loại chúng thành 02 thiết kế cơ bản, bao gồm:
Đồng hồ đo áp suất có dầu
Đồng hồ đo áp suất có dầu là loại đồng hồ được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống khí nén. Đúng như tên gọi, cấu tạo của chúng đặc trưng bởi bên trong mặt đồng hồ chứa dầu.
Dầu được đổ vào đồng hồ đo áp suất là dầu Glycerin. Loại dầu này giảm rung, bảo vệ kim đồng hồ khi có áp suất thay đổi hoặc môi trường làm việc bị rung lắc, từ đó đọc giá trị đo dễ dàng hơn. Dầu lấp đầy trong cơ cấu truyền động của đồng hồ, làm giảm ma sát, mài mòn các bộ phận, chi tiết bên trong. Bên cạnh đó, mặt đồng hồ đo áp suất có dầu không bị ảnh hưởng bởi hơi nước ngưng tụ và đóng băng khi điều kiện nhiệt độ xuống thấp.
Ưu điểm nổi bật của loại đồng hồ đo áp suất có dầu này là cơ chế vận hành êm ái. Đồng hồ áp suất khí nén có dầu thường được sử dụng cho các trường hợp đo áp suất khí nén trong đường ống.
Đồng hồ áp suất khí nén không dầu
Đồng hồ áp suất khí nén không dầu thường được dùng trong các hệ thống khí nén hay hệ thống chân không, môi trường ít bị rung lắc, va đập.
Loại đồng hồ này có giá thành rẻ hơn so với đồng hồ đo áp suất có dầu. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như mặt đồng hồ sẽ bị ngưng tụ hơi nước nếu lắp đặt trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Người sử dụng do vậy sẽ khó khăn khi đọc thông số đo áp suất. Thậm chí, ở một vài trường hợp còn có nguy cơ nứt vỡ mặt kính gây thiệt hại nghiêm trọng.
Phân loại đồng hồ đo áp suất khí nén theo kiểu chân đồng hồ
Dựa theo thiết kế của chân đồng hồ áp suất khí nén, người ta cũng chia chúng thành các thiết kế với 02 dạng cơ bản:
Đồng hồ áp suất khí nén chân đứng
Là thiết bị đo áp suất khí nén có kiểu kết nối chân đứng. Loại đồng hồ này được lắp đặt trên các đường ống hoặc ở những vị trí thuận tiện. Với mặt đồng hồ hướng về người sử dụng, thiết bị này rất dễ quan sát thông số về áp suất.
Đồng hồ áp suất khí nén chân sau
Đúng như tên gọi, đồng hồ đo áp suất khí nén chân sau có chân kết nối được đặt sau lưng. Như vậy, thiết bị này có thể sử dụng để kiểm tra áp suất ở vị trí âm tường hoặc những vị trí cao. Do mặt đồng hồ có thiết kế hướng ra ngoài nên người dùng có thể dễ dàng quan sát chỉ số áp suất.
Khi sử dụng đồng hồ áp suất khí nén chân sau, thường người ta sẽ quan tâm tới các loại: Đồng hồ đo áp suất khí nén chân sau vị trí 6h, đồng hồ chân sau vị trí 3h, đồng hồ chân sau 6h có vít định vị...
Các phân loại đồng hồ hơi khí nén khác
Ngoài 02 cách thức phân loại dựa theo thiết kế trên. Đồng hồ áp suất khí nén cũng có những phân loại theo các tiêu chí khác như:
- Theo hãng sản xuất: Có các loại đồng hồ đến từ những thương hiệu như đồng hồ áp suất KK Gauge, HV, Wika, Stauff, PVN, Wise…
- Theo mặt bích: Có kiểu đồng hồ áp suất khí nén có hoặc không có mặt bích.
- Theo cỡ phi mặt đồng hồ: Đồng hồ phi 38 (đồng hồ đo áp suất khí nén mini), đồng hồ phi 63, đồng hồ phi 100, đồng hồ phi 150…
- Theo xuất xứ (nơi sản xuất): Đồng hồ đo áp suất khí nén đến từ Đài Loan, đồng hồ đến từ Nhật Bản, đồng hồ Trung Quốc…
Nguyên lý vận hành đồng hồ đo áp suất khí nén ra sao?
Để có thể sử dụng đồng hồ áp suất khí nén một cách tối ưu nhất. Người dùng cần nắm vững nguyên tắc hoạt động của chúng.
Theo đó, thiết bị đo lường này hoạt động dựa trên định luật Hooke thông qua lực cần thiết để nén/giãn nở lò xo cân theo phương pháp tuyến tính phụ thuộc vào khoảng cách kéo dài hoặc nén. Trong các thí nghiệm đã chỉ ra có sự tồn tại của áp suất bên trong và áp suất bên ngoài. Vì vậy, khi có áp lực tác dụng lên bề mặt của vật, áp suất tại vị trí bên trong càng nhiều thì diện tích áp suất càng nhỏ. Dựa trên nguyên lý này, đồng hồ đo áp suất khí nén được ra đời và ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.
Đồng hồ bao gồm một ống chứa áp suất có thành mỏng, tiết diện hình bầu dục quấn thành hình bán nguyệt hoặc xoắn ốc tùy theo thiết kế. Khi có lưu chất đi vào bên trong ống, ống nở ra, co dãn, tác động tới các bánh răng truyền động. Lúc này kim đồng hồ sẽ di chuyển trên dải thang đo và chỉ số sẽ hiển thị trên thang quay số ở mặt đồng hồ. Từ đó người dùng sẽ đọc được áp suất cần đo. Giá trị của thang số này sẽ được chia theo tỷ lệ, giúp người dùng dễ nhận biết, đọc rõ thông số.
Ưu - nhược điểm của đồng hồ đo áp suất khí nén
Mọi hệ thống khí nén đều cần thiết bị đo lường áp suất là đồng hồ đo áp suất khí nén. Chúng mang tới những ưu – nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Sử dụng đồng hồ hơi khí nén là phương pháp đo áp suất áp suất tại chỗ nhanh chóng và thuận tiện.
- Thiết bị này rất dễ dàng lắp đặt, tháo lắp hay sửa chữa.
- Chúng có cấu tạo với màn hình mặt số, gồm các thang đo hiển thị rõ ràng, trực quan. Do đó, khi sử dụng, người dùng có thể trực tiếp theo dõi áp suất qua mặt của đồng hồ.
- Giá thành của các mẫu đồng hồ đều tương đối phải chăng.
- Hiện nay trên thị trường, các dòng đồng hồ áp suất khí nén được phân phối với nhiều chủng loại, phù hợp với mọi nhu cầu lắp đặt.
Nhược điểm
- Người dùng cần thường xuyên quan sát để đọc thang đo áp suất mà không có công cụ cảnh báo.
- Tín hiệu áp suất đầu ra chỉ mang ý nghĩa thông báo mà không thể xử lý.
- Cần phải kích hoạt bơm/hút bằng tay nếu muốn giảm áp nếu gặp sự cố quá tải.
Ứng dụng đồng hồ đo áp suất khí nén là gì ?
Đồng hồ đo áp suất khí nén là thiết bị đã có từ lâu trong đo lường. Trong các phương pháp đo lường áp suất thì thiết bị này vẫn có tính phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi. Phương pháp đo thủ công này đặc biệt thích hợp khi đo lường với quy mô hệ thống nhỏ. Ứng dụng cụ thể:
- Đồng hồ áp suất khí nén là bộ phận không thể thiếu trong sản xuất các công cụ khí nén.
- Sử dụng trong hệ thống điều khiển HVAC.
- Dùng trong động cơ đẩy xe (xe chạy bằng khí nén).
- Ứng dụng trong hệ thống lưu trữ năng lượng khí nén.
- Sản xuất phanh khí đường sắt, đường bộ.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản đồng hồ đo áp suất khí nén
Để sử dụng đồng hồ áp suất khí nén một cách hiệu quả, cần chú ý những vấn đề sau:
- Chọn đúng kiểu đồng hồ cho các vị trí lắp đặt phù hợp. Chẳng hạn, với môi trường thường xuyên bị rung lắc, để bảo vệ tuổi thọ của đồng hồ đo áp suất khí nén nên chọn mua loại có dầu. Trong khi đó, với những môi trường có tính mài mòn, ăn mòn cao nên chọn mua dòng đồng hồ có phần vỏ làm từ các vật liệu cao cấp, chống oxy hóa…
- Đối với quá trình sử dụng, để tăng tuổi thọ cho thiết bị đo lường, người dùng cần thường xuyên bảo trì đồng hồ đúng cách.
- Có thể cân nhắc thêm phương án lắp thêm các phụ kiện để bảo vệ đồng hồ, tránh những sự cố đáng tiếc: nứt mặt kính, nổ mặt kính…
- Không sử dụng đồng hồ áp suất khí nén cho các mục đích khác.
- Cần hiệu chuẩn định kỳ đồng hồ áp suất khí nén để đảm bảo hoạt động chính xác nhất.
Cách chọn mua đồng hồ đo áp suất khí nén, dựa vào các yếu tố nào?
Việc chọn mua đồng hồ đo áp suất khí nén cũng cần có những tiêu chí nhất định. Cụ thể:
Nhiệt độ làm việc
Khi chọn mua thiết bị đo lường này, rất nhiều người thường bỏ qua tiêu chí về nhiệt độ của môi trường làm việc. Bởi lẽ, lưu chất thông thường có nhiệt độ không quá cao (dao động khoảng 80 độ C), hầu hết tất cả vật liệu đều chịu được nhiệt độ này. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt khi lưu chất có nhiệt độ cao trên 80 độ C sẽ khiến ảnh hưởng tới chất liệu vỏ bọc của đồng hồ áp suất.
Quan tâm tới dải đo
Mỗi đồng hồ áp suất khí nén sẽ có một dải đo khác nhau. Chúng biểu thị chỉ số đo lớn nhất mà hệ thống có thể đạt tới. Vì vậy, khi chọn mua, người dùng cần tính tới khoảng đo cụ thể trong từng trường hợp. Chẳng hạn, nếu bạn cần đo khoảng 10 bar, thì quý khách nên lựa chọn thang đo 0 ~ 15 bar.
Xem xét về môi chất cần đo
Môi chất tiếp xúc trực tiếp với đồng hồ đo áp suất khí nén cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các môi chất thường gặp bao gồm: nước, khí nén, hơi nóng, dầu, gas… Việc xác định môi chất sẽ giúp lựa chọn vật liệu tạo nên đồng hồ phù hợp. Chẳng hạn, nếu sử dụng đo với môi chất ở môi trường khí nén thì dòng đồng hồ có vật liệu bằng thép, đồng là phù hợp. Tuy nhiên, nếu môi chất là môi trường hơi nóng hay các môi trường có axit thì nên dùng vật liệu bằng inox…
Đường kính mặt đồng hồ đo áp suất khí nén
Khi lắp đặt đồng hồ áp suất khí nén cần quan tâm tới đường kính mặt đồng hồ. Bởi nếu lắp đặt ở vị trí xa với tầm quan sát thì cần các mặt có đường kính lớn để dễ dàng đọc thang đo và ngược lại. Hiện nay trên thị trường, có các loại đồng hồ với các cỡ đường kính mặt phổ: D50, D60, D63, D80, D100, D200mm…Tất nhiên, đối với các mẫu đồng hồ có mặt kính càng lớn thì giá thành sẽ càng cao. Do đó, cần cân nhắc về vị trí lắp đặt để tiết kiệm chi phí tối đa.
Kiểu chân kết nối
Chân kết nối có thể dù không phải bộ phận ảnh hưởng tới giá trị đo lường. Tuy nhiên, bạn nhất thiết phải đưa yếu tố này vào khi chọn mua. Bởi nếu không có bộ phận chân kết nối phù hợp sẽ gây nhiều khó khăn khi lắp đặt. Do đó hãy lưu ý:
- Xác định đúng kích cỡ của chân kết nối.
- Kiểu kết nối là ren hay mặt bích.
Địa chỉ mua đồng hồ đo áp suất khí nén chính hãng, giá tốt
Để chọn mua đồng hồ đo áp suất khí nén hiện nay trên thị trường không quá khó. Tuy nhiên, làm thế nào để sở hữu công cụ đo lường phù hợp, mang lại hiệu quả chính xác cao thì không dễ dàng. Trước khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Xác định tầm giá mua đồng hồ? Quan tâm tới các thương hiệu và xuất xứ?...
Tại NINOL - Cửa hàng linh kiện công nghiệp hàng đầu hiện nay, mọi dòng đồng hồ đo áp suất đều sẵn có. Khách hàng khi có nhu cầu chọn mua hoàn toàn có thể liên hệ với Ninol để được tư vấn và chọn mua tốt nhất. Với cam kết thiết bị chính hãng, đến từ những thương hiệu hàng đầu như: HV, Kaka Gauge… khách hàng chắc chắn sẽ tìm kiếm được dòng đồng hồ phù hợp.
Ngay hôm nay, hãy liên hệ với NINOL theo số máy hotline 0909 373 830 hoặc truy cập trực tiếp vào website của đơn vị: https://ninol.vn/ để được tư vấn và chọn mua sớm nhất!