Bộ nguồn thủy lực là thành phần không thể thiếu để tạo ra nguồn năng lượng trong các hệ thống vận hành bằng chất lỏng thủy lực. Vậy cụ thể bộ nguồn gồm những bộ phận gì, ưu điểm nổi bật của trạm nguồn thủy lực và những điều gì cần lưu ý khi chọn mua, sử dụng bộ nguồn thủy lực?
Giới thiệu bộ nguồn thủy lực
Bộ nguồn thủy lực hay còn gọi là trạm nguồn thủy lực là 1 hệ thống bao gồm nhiều thiết bị, với chức năng chính là cung cấp dầu cho động cơ thủy lực, xy lanh và các bộ phận thủy lực khác, giữ cho chất lỏng luôn trơn tru. Với vai trò quan trọng này nên đây được ví là nguồn động lực của cả hệ thống.
Cấu tạo của bộ nguồn thủy lực
Bộ nguồn thủy lực là hệ thống gồm nhiều thiết bị và phụ kiện khác nhau, kết nối với nhau chặt chẽ để tạo ra sự hoàn chỉnh, vận hành ăn khớp. Để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng và năng suất hoạt động của hệ thống ta cần biết về cấu tạo của trạm nguồn thủy lực này.
Động cơ điện (motor thủy lực)
Đối với một bộ nguồn thủy lực, dù là loại bộ nguồn công suất nhỏ, bộ nguồn mini hay các loại bộ nguồn khác thì đều không thể thiếu motor. Khi được cung cấp nguồn điện motor sẽ chuyển đổi thành cơ năng quay.
Có đa dạng các loại motor cho chúng ta lựa chọn như motor bánh răng, motor piston hướng trục, motor piston hướng kính. Chúng đa dạng về kích thước, công suất, kiểu dáng… Công suất của motor sẽ ảnh hưởng đến công suất bơm, công suất của hệ thống vì thế khi chọn motor cần chú ý chọn loại nào để thích hợp với áp suất, lưu lượng và chế độ hoạt động.
Bơm thủy lực
Bơm thủy lực là thiết bị xuất hiện trong mọi bộ nguồn thủy lực, với vai trò quan trọng là cung cấp dầu thủy lực, tạo ra dòng chảy cho toàn hệ thống. Bơm sẽ hút dầu từ thùng chứa và đẩy dầu đi vào hệ thống với áp suất cao thông qua ống dẫn.
Có 3 loại máy bơm cơ bản: bơm bánh răng, bơm piston và bơm lá (bơm cánh gạt).
Bơm piston có độ bền cao, lưu lượng và hiệu suất làm việc cao nên phù hợp với những hệ thống lớn. Bơm bánh răng và bơm cánh gạt làm việc với công suất và lưu lượng nhỏ và trung bình. Cần chú ý đến các thông số như áp suất của bơm, thể tích… để lựa chọn loại bơm có công suất phù hợp với yêu cầu làm việc của hệ thống.
Thùng dầu
Có dạng hình hộp chữ nhật, đây là nơi chứa, lưu trữ dầu, chất lỏng thủy lực cung cấp cho bơm để hoạt động. Thùng dầu còn là nơi để tản nhiệt khi nhiệt độ dầu tăng cao, lọc chất bẩn trước khi dầu đi qua bơm, xy lanh.
Thùng dầu có kích thước đa dạng từ 30 đến 150 lít. Thông thường thùng dầu được làm từ inox 304, thép, tôn dày… để đảm bảo độ cứng cáp, chống ăn mòn và oxi hóa.
Trong một trạm nguồn thủy lực, thùng dầu là bộ phận có kích thước lớn nhất, có thể gắn các thiết bị như bơm, động cơ lên thùng dầu để tiết kiệm diện tích.
Các loại van thủy lực
Mỗi bộ nguồn thủy lực có 1 hoặc nhiều hệ thống van để chất lỏng được dẫn truyền thông suốt. Tùy vào vị trí và chức năng của các van để lắp đặt cho phù hợp. Thông thường sẽ có các loại van cần thiết được sử dụng cho bộ nguồn thủy lực như:
- Van điện từ: thực hiện đóng, mở, điều khiển dòng dầu, chất lỏng thủy lực đến các thiết bị.
- Van tiết lưu: điều chỉnh lưu lượng dòng chảy đi qua.
- Van an toàn: đảm bảo áp suất không vượt qua áp suất định mức.
- Van một chiều: phân phối dòng chảy chảy theo một chiều nhất định, tránh dòng chảy chảy ngược về lại bơm gây hư hỏng bơm.
Và một số loại van khác hỗ trợ công việc như: van chống lún, van hành trình, van giảm áp…
Bộ lọc dầu
Bộ lọc hồi giúp lọc sạch các chất bẩn lẫn trong dầu, giúp hệ thống thiết bị không bị hư hỏng. Vì nếu có dầu bẩn đi qua van, sẽ làm van bị kẹt hoặc khi dầu bẩn đi vào bơm, làm ma sát, mài mòn các linh kiện bên trong bơm hoặc nghẽn bơm. Độ sạch của dầu phụ thuộc phần lớn vào kích thước của lưới lọc, lõi lọc.
Hệ thống làm mát
Một bộ nguồn thủy lực có thể hoạt động với công suất cao và liên tục nên lượng nhiệt sinh ra lớn, vì thế cần phải có hệ thống làm mát để đảm bảo chất lượng.
Thiết bị này có 2 loại là quạt tản nhiệt và bộ làm mát nước OR được lắp ở thùng dầu, giúp làm mát dầu và giảm độ nóng của bộ nguồn thủy lực.
Khi được làm mát, nhiệt độ dầu duy trì ở mức bình thường, các thiết bị của bộ nguồn thủy lực có thể làm việc với hiệu suất cao, thời gian dài mà không lo có các hư hỏng bất thường.
Đồng hồ đo áp suất
Cho biết mức áp suất đang vận hành trong hệ thống, người sử dụng có thể căn cứ vào đó để thực hiện điều chỉnh máy móc, thiết bị phù hợp. Xử lý kịp thời nếu có sự cố như tăng, giảm áp đột ngột.
Các thiết bị, phụ kiện khác đi kèm
Bên cạnh các thành phần chính nêu trên, bộ nguồn thủy lực còn có rất nhiều phụ kiện nhỏ khác như các bulong, ốc vít, co nối, nắp thở...
Tất cả các thiết bị đều giúp hỗ trợ để bộ nguồn thủy lực hoạt động tốt.
Bộ nguồn thủy lực hoạt động như thế nào?
Khi được cung cấp nguồn điện, 2 cuộn rơ le cấp và nối với 2 tiếp điểm thường mở khiến cho 2 tiếp điểm thường mở đóng lại, motor sẽ được cấp điện và hoạt động. Khi motor quay, trục sẽ truyền cơ năng đến bơm. Lúc này bơm hoạt động, bơm sẽ hút dầu từ thùng chứa và đẩy dầu đi, bộ nguồn thủy lực hoạt động.
Khi ngưng cấp điện, tiếp điểm trở về vị trí thường mở, motor ngừng quay, bơm dừng hoạt động, van một chiều khóa lại không cho dầu chảy ngược về bơm. Thiết bị điều khiển của bộ nguồn sẽ cấp điện vào coil của van điện từ dầu, dầu được xả về thùng chứa qua van điều chỉnh lưu lượng, và lúc này bộ nguồn thủy lực ngưng hoạt động.
Ưu điểm của bộ nguồn thủy lực
Trạm nguồn thủy lực ngày càng được sử dụng phổ biến và ứng dụng rộng khắp các lĩnh vực vì mang lại nhiều lợi ích. Có thể nhắc đến các ưu điểm nổi trội như:
- Quy trình vận hành, sử dụng bộ nguồn đơn giản, dễ bảo trì. Bên cạnh đó, bộ nguồn thủy lực có kích thước nhỏ gọn nên tiện cho việc lắp đặt hoặc di chuyển.
- Hoạt động êm, ít tiếng ồn, mức độ tiếng ồn gần như bằng không.
- Lắp đặt bộ nguồn thủy lực tiêu thụ điện năng ít hơn 40% so với sử dụng các hệ thống khác.
- Đặc biệt bộ nguồn thủy lực vẫn hoạt động tốt khi có sự cố về cảm biến áp suất.
Ứng dụng
Bộ nguồn thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Trong công nghiệp, bộ nguồn thủy lực được sử dụng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp, gia công như: máy ép thủy lực, máy nâng thủy lực, máy nghiền... các nhà máy cơ khí, lắp ráp máy móc.
Bộ nguồn thủy lực cũng được phục vụ cho các ngành ô tô, sản xuất xi măng, luyện kim, hàng không vũ trụ, hàng hải...
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng bộ nguồn thủy lực
Kích thước thùng dầu phải có thiết kế chính xác nếu không sẽ không chứa được lượng dầu cần thiết cho hệ thống hoạt động. Dầu nên được thay mới sau 3000 giờ làm việc và 100 giờ làm việc đầu tiên của bộ nguồn. Không để cạn thùng dầu, sẽ làm bơm nhanh bị hư hỏng.
Đặt trạm nguồn thủy lực tại vị trí thăng bằng, có nguồn điện ổn định, tránh để vật nặng khác đè lên.
Không tự ý điều chỉnh áp suất mặc định của bộ nguồn.
Có nhiều loại bộ nguồn thủy lực với các công suất khác nhau, phù hợp với yêu cầu sử dụng như:
- Bộ nguồn thủy lực mini 12V và bộ nguồn thủy lực 24V sử dụng cho các loại xy lanh 1 chiều dùng gắn trên hệ thống các loại xe chuyên dụng, xe nâng loại nhỏ.
- Bộ nguồn thủy lực 220V, bộ nguồn thủy lực 2 chiều… dùng cho các loại xe sửa chữa, xe nâng tay, sử dụng trong máy cơ giới nông nghiệp.
Đơn vị nào cung cấp bộ nguồn thủy lực chất lượng tại TPHCM?
Ninol - đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị thủy lực như bộ nguồn thủy lực mini 12V, bộ nguồn thủy lực 220V, bộ nguồn thủy lực 2 chiều… với tiêu chí chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Không chỉ có bộ nguồn thủy lực, Ninol còn tự hào là nhà phân phối sỉ, lẻ các thiết bị, vật tư, linh kiện công nghiệp như hàn cắt gió đá, khí nén, ống dẫn… chính hãng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, giao hàng tận nơi.
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình tư vấn, cam kết sẽ mang lại cho Quý khách hàng sự hài lòng ngay từ lần mua sắm đầu tiên. Hãy ghé trực tiếp cửa hàng của chúng tôi tại địa chỉ 193 Tạ Uyên Phường 4 Quận 11 TPHCM để trải nghiệm. Hoặc bạn có thể liên hệ hotline 0909 373 830 để được tư vấn, báo giá các sản phẩm bạn đang quan tâm.